Dreams MONTESSORI Chuyên cung cấp Giáo cụ Montessori,
Đào tạo giáo viên Montessori, Setup - thiết kế không gian lớp học Montessori,
Vận hành trường học Montessori - Liên hệ Hotline : 0962 1313 22 - 084 555 3322 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7
Bao gồm 10 khối hình lập phương, có thể tích tăng dần từ 1 cm3 đến 10cm3.
Giới thiệu sau bộ hình trụ có núm
Mục tiêu
– Phát triển khả năng phân biệt thị giác về kích thước kích cỡ đa chiều
– Rèn luyện tính chuyên tâm, làm việc có trình tự và hệ thống
– Phát triển tư duy lý luận
– Hình thành thói quen sửa lỗi và hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể
– Phát triển kỹ năng thao tác động tác
– Học ngôn ngữ liên quan
– Đặt nền tảng cho toán học
Hoạt động làm mẫu 1 – Xây tháp vị trí trung tâm
Yêu cầu trẻ lấy thảm, trải thảm
Dẫn trẻ đến kệ, giới thiệu tên giáo cụ và hướng dẫn trẻ cách mang Tháp hồng xuống
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để nhấc những khối nhỏ, mang xuống từng khối một
Đối với khối hình lớn hơn, đặt tay kia đỡ bên dưới khối hình
Đặt lòng bàn tay phải ôm lấy khối hình, cẩn thận mang tới, đặt xuống thảm
Đặt hết các hình khối còn lại ở vị trí ngẫu nhiên trên thảm
Mời trẻ ngồi xuống, còn mẹ quỳ xuống bên cạnh trẻ, nói “bây giờ mẹ sẽ xây cái tháp này lên, mẹ sẽ tìm khối hình lớn nhất để đặt bên dưới”
Cẩn thận di chuyển khối hình lớn nhất đặt qua phía bên trái thảm, trước mặt trẻ (cầm các
Khối hình tương tự như cách bưng từ kệ xuống thảm)
Tiếp tục “bây giờ mẹ đặt tiếp khối hình lớn nhất tiếp theo” (nhìn vào những hình khối còn lại và chọn khối hình lớn nhất), cẩn thận cầm khối hình tiếp theo đặt lên trên ở vị trí trung tâm (chính giữa khối hình bên dưới)
Tiếp tục tìm “khối hình lớn nhất tiếp theo” và đặt lên tháp
Sau khi xây tháp xong, mẹ đứng dậy đi một vòng quanh tháp, nhìn các cạnh và nhìn từ trên đỉnh xuống để kiểm tra các khối hình được đặt đúng vị trí trung tâm
Mời trẻ cùng quan sát và kiểm tra với mẹ
Quay trở lại vị trí ban đầu trước thảm, dỡ các khối hình đặt xuống bên phải thảm ở vị trí ngẫu nhiên
Mời con thử xây tháp, giúp con bằng cách đặt câu hỏi “con sẽ bắt đầu từ hình khối nào?”.
Nếu thấy trẻ đã hiểu qui tắc, mẹ có thể để trẻ tự làm. Nếu trẻ chưa nắm được, mẹ gợi ý
“Đâu là khối hình lớn nhất?”, “đâu là khối hình lớn nhất tiếp theo?”
Khi con hoàn thành, cùng con mang các khối hình trả về kệ
Xây tháp vị trí thẳng góc
Chỉ thực hiện bài tập này sau khi trẻ đã thuần thục xếp tháp ở vị trí trung tâm
Yêu cầu trẻ mang tháp xuống đặt lên thảm
Thực hiện xây tháp với thao tác tương tự như bài tập xếp tháp ở vị trí trung tâm, nhưng lần này đặt các hình khối thẳng 1 góc: đặt hình khối lớn nhất, sau đó đặt hình khối lớn tiếp theo lên theo ở vị trí thẳng góc bên trái, dùng tay sờ để đảm bảo 2 hình khối thẳng góc và cạnh
Tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành tháp với các hình khối thẳng góc và cạnh phía bên trái
Đứng dậy đi một vòng quanh thá p, dừng lại và quan sát tháp hồng đã xếp
Quì xuống trước tháp ở vị trí ban đầu, lầy hình khối nhỏ nhất, đặt xuống mép hình khối lớn nhất
Lướt hình khối nhỏ nhất từ phía góc phải sang góc trái (như hình)
Đặt hình khối nhỏ nhất lên hình khối lớn nhất tiếp theo, lướt tương tự
Lần lượt làm tương tự với các hình khối bên trên, tay thao tác chậm rãi và chính xác
Dỡ tháp xuống, yêu cầu trẻ xếp lại tháp theo vị trí thẳng góc như đã hướng dẫn
Bài học ngôn ngữ
Chỉ giới thiệu ngôn ngữ khi trẻ đã có nhiều trải nghiệm với Tháp hồng ở các bài tập căn bản. Thực hiện bài học Tam đoạn thức để giới thiệu các khái niệm sau:
1. Khái niệm to, nhỏ:
Đặt hai hình khối có kích cỡ to, nhỏ khác biệt nhau ra trước mặt con Bước 1: chỉ vào từng hình và giới thiệu: hình này to, hình này nhỏ Bước 2: con hãy chỉ cho mẹ hình nào to, hình nào nhỏ Bước 3: con hãy mô tả cho mẹ xem hình này thế nào?
2. So sánh hơn Thực hiện bài học tam đoạn thức tương tự như trên, sử dụng hai hình khối to gần bằng nhau: hình này to, hình này to hơn; sử dụng hai hình khối nhỏ gần bằng nhau: hình này nhỏ, hình này nhỏ hơn
3. So sánh nhất
Thực hiện bài học tam đoạn thức tương tự như trên, sử dụng hình khối to nhất và nhỏ nhất trong tất cả các hình khối của tháp hồng: hình này nhỏ nhất; hình này to nhất
* Mẹ có thể chuẩn bị các thẻ chữ: to, nhỏ, to nhất, nhỏ nhất, to hơn, nhỏ hơn. Ở mỗi bài học, mẹ đặt thẻ chữ lên thảm, sau khi chỉ vào hình khối và giới thiệu ngôn ngữ, mẹ đặt thẻ chữ vào gần hình khối đó. (Mẹ dùng giấy in thừa khi in thẻ 3 phần để dành viết tay các thẻ chữ này)
Hoạt động mở rộng
1. Trò chơi luyện trí nhớ 1
Hoạt động này có thể thực hiện trước hay sau khi giới thiệu ngôn ngữ
Trải 2 thảm nhỏ ra sàn nhà ở vị trí cách xa nhau và không có chướng ngại vật chính giữa
Yêu cầu trẻ mang Tháp hồng xuống đặt trên một thảm ở vị trí ngẫu nhiên
Yêu cầu trẻ mang từng hình khối từ thảm này sang thảm bên kia để xếp tháp (mỗi lần chỉ mang 1 hình khối, thao tác tương tự như lúc mang trên kệ xuống)
Trò chơi này giúp trẻ ghi nhớ sự khác biệt kích cỡ của các hình khối
2. Trò chơi luyện trí nhớ 2
Trò chơi này chỉ thực hiện sau khi trẻ đã được giới thiệu ngôn ngữ ở hoạt động 3
Yêu cầu trẻ đặt hai thảm ra sàn nhà (cách xa nhau)
Yêu cầu trẻ mang từng khối tháp hồng xuống, đặt ngẫu nhiên trên thảm thứ 1
Yêu cầu trẻ lấy một hình khối bấy kỳ ở thảm thứ 1 sang thảm thứ 2
Ở thảm thứ 2, mẹ cầm hình khối trẻ mới mang qua, yêu cầu trẻ quay về thảm thứ 1 lấy cho mẹ hình khối nhỏ hơn (hoặc lớn hơn)
Khi trẻ quay trở lại, mẹ đặt hình khối trên tay xuống thảm để trẻ đặt hình khối trên tay trẻ lên trên để xác nhận sự chênh lệch kích cỡ của hai hình khối
Thực hiện tương tự với các hình khối còn lại
Khi tất cả các hình khối đã được mang từ thảm thứ 1 sang hết bên thảm thứ 2, mẹ cùng trẻ mang hình khối cất về kệ
3. Ghép hình khối với thẻ hình
Ghép tháp với thẻ – vị trí trung tâm: Đặt thẻ theo trình tự tùy ý trên thảm rồi yêu cầu trẻ ghép hình khối tương ứng vào đúng thẻ
Viết bình luận
Bình luận